Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp là gì? Các loại hình này được chia thành những loại khác nhau nào và dựa trên những tiêu chí nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Loại hình sản xuất là gì?
Loại hình sản xuất được định nghĩa là hình thức tổ chức sản xuất được quy định bằng mức độ chuyên môn tại địa điểm làm việc, số lượng chủng loại và sự đa dạng của đối tượng được tạo nên từ khu vực làm việc.
Mỗi loại hình sản xuất cần phải áp dụng một phương thức quản trị riêng biệt nhằm đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra suôn sẻ theo đúng kế hoạch.
Ngoài ra, mỗi loại hình sản xuất cũng đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là tiền đề để lập kế hoạch sản xuất và cũng là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp.

Dựa vào đặc điểm có thể chia loại hình sản xuất thành 4 loại chính gồm: sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dự án, sản xuất lưu trữ, sản xuất đơn chiếc.
2. Các loại hình sản xuất và đặc điểm từng loại
2.1 Loại hình sản xuất hàng loạt – Mass Production
Sản xuất hàng loạt hay còn gọi là sản xuất theo dòng là loại hình sản xuất tạo ra liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm.
Số lượng các sản phẩm tương tự này được tạo ra cũng lớn do loại hình sản xuất này tạo điều kiện thích hợp bằng cách sử dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa hoặc lắp ráp.

Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt
- Chủng loại sản phẩm rất ít nhưng thực hiện tiến độ sản xuất tạo ra số lượng lớn kết quả.
- Quy trình công nghệ yêu cầu tỉ mỉ, và mang tính chuyên môn hóa cao, mỗi máy chỉ thực hiện một bước công việc. Vì vậy, chủ yếu sử dụng các thiết bị chuyên dùng và sản xuất bố trí theo dây chuyền.
- Đầu tư vốn lớn
- Năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt.
- Công nhân được chuyên môn hóa cao.
- Đường đi của sản phẩm ngắn, ít quanh co, sản phẩm dở dang ít. Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác.
- Tính linh hoạt rất thấp, khả năng thích ứng với thay đổi môi trường kém.
Ưu điểm nổi bật
- Khi một khối lượng hàng được sản xuất sẽ có mức chi phí sản xuất thấp hơn một sản phẩm đã được sản xuất tại một thời điểm trước đó.
- Sản xuất hàng loạt là quá trình máy móc chỉ làm việc trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, chúng giúp có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí vận hành.
- Hữu ích cho các mặt hàng theo mùa do khả năng đặt hàng ít hơn hoặc nhiều hơn một mặt hàng cụ thể.
- Máy móc khi tham gia vào loại hình sản xuất này sẽ được vận hành hiệu quả hơn tránh tình trạng bỏ dở dẫn đến tổn thất nguồn tài chính doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Sản xuất một lượng hàng quá lớn dẫn đến tình trạng tăng chi phí lưu kho.
- Gây tình trạng lãng phí thời gian, chi phí cũng như công sức của doanh nghiệp khi một lô hàng NG, hàng bị gặp các vấn đề như lỗi, hư hỏng…
- Khi máy móc cần được bảo trì và sửa chữa sẽ khiến công nhân nhàn rỗi và gây ảnh hưởng đến lớn đến năng suất của người lao động.
- Quy trình sản xuất hàng loạt không được ứng dụng cho mô hình sản phẩm cá nhân hóa cũng như các mô hình đơn lẻ khác.
2.2 Loại hình sản xuất đơn chiếc – Job Production
- Sản xuất hàng đơn chiếc là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt.
- Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm có tính chất sửa chữa. Ví dụ về loại hình sản xuất này là đóng tàu thuyền, các công trình, khuôn dập,…
- Ví dụ về sản xuất đơn chiếc: đóng tàu thuyền, các công trình kiến trúc, khuôn dập,…

Ưu điểm
- Chủng loại sản phẩm nhiều, số lượng sản phẩm trong cùng một loại rất ít, thậm chí chỉ có một đơn vị sản phẩm.
- Sản phẩm không có chu kỳ lặp lại, nếu có cũng không biết trước.
- Quy trình công nghệ không cần tỉ mỉ, thường tập trung nguyên công, tất cả các công việc thực hiện trên 1 máy nên máy được bố trí là máy đa năng.
- Tay nghề lao động đòi hỏi cao.
- Tính linh hoạt rất cao, khả năng thích ứng với thay đổi môi trường tốt.
Nhược điểm
- Loại hình sản xuất hàng đơn chiếc là phân loại sản phẩm nhiều chủng loại trong lúc số lượng cùng một loại khá ít.
- Yêu cầu người lao động cần có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
- Quy trình công nghệ không yêu cầu quá tỉ mỉ và được bố trí một máy thực hiện đa chức năng.
2.3 Loại hình sản xuất theo dự án, theo yêu cầu – Make to Order
Sản xuất dự án là loại hình sản xuất gián đoạn, chỉ được bắt đầu khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Đây là loại hình sản xuất có nhiều tính ưu việt vì tránh tồn kho, các chi phí liên quan đến nhân công quản lý và tiết kiệm diện tích kho, giảm các chi phí tài chính. Nhờ đó mà hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.

Ưu điểm
- Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại.
- Nguyên tắc của sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.
- Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc.
- Sản xuất theo dự án là phương thức sản xuất xuất hiện tại một địa điểm làm việc trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Phương thức sản xuất này gắn liền với công nghệ sản xuất của một đơn hàng đơn lẻ, hay một sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp được khách hàng liên hệ sản xuất theo một số yêu cầu nhất định.
Nhược điểm
- Công việc của người lao động sẽ tùy thuộc vào quá trình hoạt động của máy móc tại nơi làm việc.
- Một khi kết thúc dự án, công nhân sẽ có thể được chuyển đến một nơi làm việc khác cho một dự án tiếp theo.
- Loại hình sản xuất thường được áp dụng cho nhiều dự án. Từ đó dẫn đến, máy móc thiết bị sẽ hoạt động kém hơn ban đầu.
2.4 Loại hình sản xuất để lưu kho – Make To Stock
Loại hình sản xuất để lưu kho (tiếng Anh: Make To Stock, viết tắt: MTS) là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của người tiêu dùng.
Thay vì bán hết số lượng hàng hoá đó, nhà sản xuất sẽ ước tính sản phẩm của họ sẽ thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, sau đó lưu trữ hàng hoá để đáp ứng các đơn đặt hàng.

Ưu điểm của sản xuất lưu kho
- Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành
- Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được, các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên.
Nhược điểm
- Yêu cầu của loại hình sản xuất này là khả năng dự báo phải tốt. Nếu dự báo chênh lệch, công ty sẽ dư thừa rất nhiều hàng tồn kho và thanh khoản bị hạn chế từ đó làm tổn thất doanh thu.
- Hơn nữa, trong các lĩnh vực phát triển nhanh như điện tử hoặc công nghệ máy tính, hàng tồn kho dư thừa có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Cách chọn loại hình sản xuất nào phù hợp với doanh nghiệp?
Lựa chọn loại hình sản xuất phụ thuộc vào sản phẩm được sản xuất và quy mô của thị trường. Các công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như sản xuất nội thất hoặc các nhà sản xuất ngách như sản xuất quần áo may đo nên sử dụng loại hình sản xuất theo yêu cầu bởi mỗi mặt hàng họ làm là khác nhau.

Sản xuất hàng loạt được sử dụng để sản xuất các mặt hàng được tiêu chuẩn hóa hàng ngày (tất cả đều giống nhau) như bột xà phòng và đồ uống đóng hộp, kem đánh răng….Quy mô sản xuất lớn dẫn đến chi phí đơn vị và giá thành thấp hơn. Do đó, loại hình sản xuất này phù hợp với những doanh nghiệp có thể đầu tư được hệ thống máy móc và phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản phẩm.