Chưa bao giờ, cảng biển thông minh lại được nhiều người quan tâm mà biết đến trong thời gian này, khi mà đại dịch covid-19 làm xoay chuyển cả thế giới. Vấn đề vận chuyển lương thực, thiết bị y tế đến mọi quốc gia trở nên dễ dàng hơn nhờ có cảng biển thông minh. Chúng vừa giúp con người đảm bảo luôn chuyển hàng hóa, vừa đảm bảo an toàn hạn chế tiếp xúc giữa người với người.
Cảng biển thông minh là gì?
Cảng biển được coi là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó, cảng biển và hậu cần cảng biển được xem là những nền tảng cơ bản của dịch vụ logistics.
Hiện nay, cảng biển thông minh được ứng dụng và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nhà khai thác cảng đã và đang hướng tới áp dụng các chiến lược tiên tiến để có thể tồn tại trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi khía cạnh của đời sống – xã hội.

Cảng biển cũng là cửa ngõ quan trọng trong xuất – nhập khẩu hàng hoá, đây là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang đường sắt, đường bộ hay đường thuỷ nội địa. Trung bình mỗi năm, hệ thống cảng biển thông qua tới 90% lượng hàng hoá cho xuất – nhập khẩu. Nhờ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế đất nước, giúp Việt Nam dần thực hiện được mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển.
Cũng theo đó, dịch vụ cảng biển của nước ta ngày càng được hoàn thiện, những thủ tục hành chính cho tàu biển ngày càng được rút ngắn, giảm thời gian chờ đợi tàu.
Tất là những yếu tố trên chính là lý do thôi thúc đang đơn vị – doanh nghiệp quản lý và khai thác cảng biển, đều hướng tới phát triển cảng biển thông minh. Với việc áp dụng công nghệ – kỹ thuật hiện đại vào hoạt động của cảng biển như công nghệ Blockchain, Internet Of Thing, trí tuệ nhân tạo… Từ đó giúp tăng năng suất, hiệu quả và giảm sức lao động của con người, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho con người trong bối cảnh đại dịch.
>> Xem thêm : Tầm nhìn máy móc cho tương lai của dược phẩm
Số hoá cảng biển thông minh vượt qua đại dịch
Theo các chuyên gia, đại dịch covid-19 đã đang và tiếp tục thúc đẩy quá trình số hoá diễn ra mạnh mẽ trong mọi mặt, mọi lĩnh vực và không ngoại trừ vận tải biển. Trong tổng thể ngành, hàng hải, vận tải biển, cảng biển muốn duy trì hoạt động buộc phải hình thành các phương thức đối thoại điện tử, trao đổi thông tin giữa các tàu thuyền và cảng, nhờ đó để tối thiểu hoá được nhu cầu tương tác trực tiếp giữa tàu và đất liền, trao đổi dữ liệu.
Hiện nay, có khoảng 49/174 quốc gia là thành viên của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) có hệ thống cảng biển hoạt động hiệu quả, số còn lại phần lớn còn phụ thuộc vào những tương tác truyền thống. Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, nhiều bên tham gia chuỗi cung ứng trên biển buộc phải từ bỏ dần các quy trình thủ công, thay vào đó là sử dụng các giải pháp quản lý tự động.

Nhiều cảng biển đã ứng dụng công nghệ blockchain để dự đoán quá trình lèo lái, đẩy nhanh “hợp đồng thông minh”. Nhờ đó có thể cải thiện quá trình chia sẻ thông tin và theo dõi các lô hàng. Hơn nữa, nó còn giúp tối ưu hoá hành trình và tạo hệ thống quản lý lưu lượng giao thông đường biển liên khu vực.
Việt Nam với nhiều tiềm năng để phát triển cảng biển, hơn nữa nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong tình tình dịch bệnh là rất cần thiết, nó sẽ trở thành cơ hội lớn cho chúng ta nếu biết vận dụng công nghệ để đẩy nhanh hoạt động hiệu quả cảng biển. Đặc biệt, với sự xuất hiện của Internet Of Thing (IoT), trí tuệ nhân tạo… các cảng biển sẽ nhanh chóng thực hiện được số hoá toàn phần, thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng các quy trình tích hợp hiệu quả vào hoạt động khai thác cảng.
Có thể khẳng định rằng, xây dựng cảng biển thông minh, số hóa cảng biển yếu tố buộc các đơn vị, doanh nghiệp quản lý – khai thác cảng phải thực hiện để vượt qua đại dịch. Nó sẽ giúp thời gian của chu kỳ luân chuyển hàng hoá giảm, chuyển động dễ dự đoán cũng như dữ liệu tin cậy về hoạt động trong môi trường mạng…. Nó đã và đang mang lại hiệu quả xử lý tuyệt vời, chưa từng có trong ngành vận tải biển và logistic.
>> Xem thêm : Máy tính công nghiệp Simatic IPC377E
Trên đây là những thông tin về vấn đề xu hướng cảng biển thông minh giúp con người vượt qua đại dịch. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, cần tư vấn công nghệ, máy móc để phát triển cảng biển thông minh, hãy liên hệ ngay IPC247 – Công ty Phát triển Công nghệ cao Quyết Thắng để được hỗ trợ nhanh nhất – hiệu quả nhất nhé!
Đây là công ty chuyên nhập khẩu, phân phối máy tính thiết bị công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Công ty có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu bao gồm CO (chứng nhận xuất xứ), CQ (chứng nhận chất lượng) và được quản lý theo quy trình QLCL ISO 9001: 2015. Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp của IPC247 luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, mọi lúc, mọi nơi.
Pingback: Advantech IPC Price
Pingback: Cảng biển thông minh 5G chịu trách nhiệm quản lý giao thông và thương mại hiệu quả để tối đa hóa sản lượng hàng hóa thông qua