Dự án đầu tư hơn 8.800 tỉ đồng xây dựng điện gió ở Bạc Liêu

BL2 CDRE

Dự án đầu tư hơn 8.800 tỉ đồng xây dựng điện gió ở Bạc Liêu

Theo dự kiến, dự án điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 sẽ đi vào vận hành trước ngày 30-10-2021.

71 trụ turbine gió loại 2 MW với tổng công suất 142MW sẽ được thực hiện trong 36 tháng và dự kiến hoàn thành cuối năm 2018.

Ngày 17/01, tại xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Du lịch Công Lý  tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Bạc Liêu.

Với tổng mức đầu tư của dự án hơn 5.200 tỉ đồng trên diện tích đất 1.300ha, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu được xây dựng mới toàn bộ, có quy mô công suất là 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm.

Tính từ trụ turbine gió đầu tiên được hòa vào lưới điện quốc gia vào tháng 5/2013, đến thời điểm khánh thành dự án, tổng sản lượng điện hòa vào lưới điện quốc gia của Nhà máy đạt 130 triệu KWh điện, doanh thu từ bán điện được 150 tỉ đồng, đóng góp ngân sách 15 tỉ đồng.

xây dựng điện gió ở Bạc Liêu
xây dựng điện gió ở Bạc Liêu
Nhà máy Điện gió Bạc Liêu.

Xây dựng điện gió ở Bạc Liêu

Ông Tô Hoài Dân – Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Du lịch Công Lý – Chủ đầu tư Nhà máy điện gió Bạc Liêu cho biết: Sau thành công của cả hai giai đoạn 1 và 2 với việc hòa điện thành công 62 turbine gió, Công ty đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn 3 với 71 trụ turbine gió loại 2 MW với tổng công suất 142MW.

Dự án Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu xây dựng trên diện tích 14ha, thuộc địa bàn 3 xã (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A và Vĩnh Hậu), huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, với 45 trụ tuabine gió, tổng công suất trên 200 MW, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.

Trong đó, Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 có 9 trụ tuabine gió, có công suất 40 MW, tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng; giai đoạn 2, công suất 50 MW và giai đoạn 3 với công suất hơn 100 MW.
Theo chủ đầu tư, Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu sử dụng thiết bị turbine hiện đại của Công ty Goldwind International Holdings (HK) Limited.

Turbine gió của Goldwind sử dụng công nghệ truyền động trực tiếp bằng nam châm vĩnh cửu, không hộp số.

Tổng mức đầu tư ở giai đoạn này dự kiến 8.850 tỉ đồng với thời gian thực hiện 36 tháng và dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành đưa vào vận hành. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang nghiên cứu, triển khai xây dựng điện mặt trời bên dưới chân điện gió.

“Trên cùng diện tích của dự án, phía trên sẽ được làm điện gió và ở dưới chân điện gió được làm điện mặt trời. Trên diện tích đất trống đang được lắp 0,05 MW điện mặt trời, nếu hiệu quả công ty sẽ thực hiện dự án vào cuối năm 2016 công suất vài trăm MW được gọi là 2 + 1 vì 2 dự án chỉ có một trạm 110 đưa vào lưới điện Quốc gia”, ông Dân cho biết./.

Tấn Phong/VOV – ĐBSCL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *