Lịch trình sản xuất là gì? Các bước lập Production Schedule cho doanh nghiệp

Lịch trình sản xuất

Thiếu hụt nguyên vật liệu, tiến độ công việc không đảm bảo, trễ đơn hàng giao cho khách… là chuyện sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp không có lịch trình sản xuất cụ thể. Để giúp doanh nghiệp có khả năng sản xuất thực tế của dự án, cùng tìm hiểu lịch trình sản xuất là gì, mục tiêu và nhiệm vụ của lịch trình sản xuất cũng như cách lập lịch trình sản xuất như thế nào qua bài viết sau.

1. Lịch trình sản xuất là gì?

Lịch trình sản xuất trong tiếng Anh tạm dịch là Production Schedule.

Lịch trình sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động điều phối, phân công từng bộ phận và cá nhân theo thứ tự công việc. Qua đó đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ sản xuất theo khả năng hiện có của nhà máy. Ngoài ra, lịch trình sản xuất còn là hoạt động xác định số lượng, thời gian phải hoàn thành của từng chi tiết, bộ phận, sản phẩm trong dự án đã đề ra.

lich trinh san xuat 1
Lịch trình sản xuất là gì

Để lập lịch trình sản xuất, cần xem xét 3 thông tin đầu vào:

  • Dự trữ đầu kỳ
  • Số liệu dự báo cho nhu cầu sắp tới
  • Số lượng đơn đặt hàng

Từ đó, kết quả của việc lập lịch trình sản xuất trên sẽ cho ra các yếu tố sau:

​Dự trữ kế hoạch: Dự trữ kế hoạch = {Ddk – max (Đh, Db)}.

Khối lượng và thời điểm sản xuất: Được xác định dựa vào dự trữ kế hoạch. Khi lượng dự trữ này không đủ đáp ứng được nhu cầu đơn hàng đề ra thì tiến hành đưa vào sản xuất để có lượng hàng dự trữ thay thế.

Lượng hàng dự trữ sẵn sàng bán: Là kết quả của dự trữ đầu kỳ trừ cho tổng đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần bắt đầu sản xuất (Tuần đầu tiên). Và là kết quả của số đưa vào sản xuất trong tuần trừ đi tổng khối lượng các đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần tiếp theo (Những tuần đưa vào sản xuất).

2. Mục tiêu lập lịch trình sản xuất

Người phụ trách tiến hành lập lịch trình sản xuất dựa trên các thông tin và số liệu hiện có của công ty. Qua đó người quản lý có thể xác định được khi nào cần sản xuất và sản xuất số lượng bao nhiêu. Đồng thời giúp chuẩn bị kịp các nguồn lực sản xuất và đảm bảo luôn có hàng dự trữ sẵn sàng bán ra theo nhu cầu.

Vì thế, lập lịch trình cho quá trình sản xuất là nhằm các mục tiêu sau:

  • Thiết lập khung thời gian nhất định đảm bảo triển khai thực hiện công việc của nhà máy.
  • Tối thiểu hóa thời gian cho việc sản xuất ra 1 đơn hàng.
  • Tối thiểu hóa số lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
lich trinh san xuat 2
Mục tiêu lập lịch trình sản xuất

3. Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Bước 1: Lập danh sách công việc cần làm theo ngày, tuần, tháng, năm

Khi đưa ra các danh sách công việc, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn ở các bộ phận và giai đoạn. Nắm bắt được số lượng cũng như tình tự thời gian thực hiện công việc. Các công việc được lên kế hoạch và ghi chép cụ thể để người thực hiện chủ động hơn trong công việc.

lich trinh san xuat 3
Lập danh sách công việc

Bước 2: Đưa ra các mục tiêu tương ứng

Các mục tiêu phù hợp được đưa ra dựa trên các danh sách việc làm, đây cũng là mong muốn về thời gian, số lượng mà các doanh nghiệp muốn đạt được. Tuy nhiên các mục tiêu phải theo sát với mong muốn và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu đặt ra quá cao thì khi không đạt được sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi công việc khác.

lich trinh san xuat 4
Đưa ra các mục tiêu tương ứng

Bước 3: Ưu tiên các công việc theo thứ tự

Cân nhắc đưa ra các việc làm cần thiết và cấp bách trước theo một thứ tự nhất định. Các việc làm dựa vào tính quan trọng, thời gian thực hiện và đối tượng thực hiện. Việc này giúp loại bỏ bớt được thời gian lãng phí ở những công việc không cần thiết mà vẫn đạt được hiệu quả.

lich trinh san xuat 5
Ưu tiên các công việc theo thứ tự

Bước 4: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

Với những đơn hàng gấp, đơn hàng ưu tiên cần sắp xếp kế hoạch cho phù hợp.

lich trinh san xuat 6
Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện theo lịch trình

Ở mỗi tiến độ bạn hãy ghi lại kết quả để biết được mình đã làm đến đâu và đạt được bao nhiêu phần trăm những mục tiêu đưa ra. Khi nắm được những việc đấy, bạn sẽ phân bổ thời gian và nguồn lực hợp lý hơn.

lich trinh san xuat 7
Kiểm tra việc thực hiện theo lịch trình

4. Ví dụ về cách lập lịch trình sản xuất

Bài toán đặt ra:

Một doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm A với dự trữ đầu kỳ có 64 sản phẩm.

Khối lượng dự báo ở tháng 1 là 120 sản phẩm, tháng 2 160 sản phẩm.

Số lượng đặt hàng các tuần lần lượt là: tuần 1 – 33 sản phẩm, tuần 2 – 20 sản phẩm, tuần 3 – 10 sản phẩm, tuần 4 – 4 sản phẩm, tuần 5 – 2 sản phẩm.

Mỗi loạt sản phẩm cho ra 70 sản phẩm.

Hãy lập lịch trình sản xuất trong 2 tháng.

Để lập lịch trình sản xuất, đầu tiên ta phải xác định lượng dữ trữ kế hoạch và lượng dữ trữ sẵn sàng cho từng tuần.