Quản lý máy móc thông minh trong các xưởng luyện thép
Thiết bị máy móc tự động đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc của toàn bộ nhà máy. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần phải có giải pháp quản lý máy móc thông minh để điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Vậy quy trình quản lý thông minh trong các xưởng luyện thép diễn ra như thế nào? Câu trả lời sẽ được IPC247 giải đáp ngay sau đây.

Quản lý máy móc thông minh thông qua hệ thống máy tính
Hiện nay, trong các xưởng luyện thép đã áp dụng hệ thống máy tính công nghiệp để hỗ trợ con người quản lý từ xa thông qua phần mềm ứng dụng và hệ thống máy tính, PC có kết nối mạng. Quản lý máy móc thông minh giúp chủ doanh nghiệp quản lý tất cả các thiết bị và lịch sử liên quan đến tài sản (chi phí, vật tư phụ tùng, nhân sự,…).
Từ đó lập kế hoạch thu thập, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả, giám sát bảo trì. Kèm theo đó, người vận hành còn có thể kết hợp với những hệ thống điều hành sản xuất, quản lý nhập xuất kho, quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, kế toán chi phí,…
Nhờ áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý máy móc sẽ góp phần tăng 20% năng suất và doanh thu cho doanh nghiệp, giảm từ 10 đến 20% phụ tùng tồn kho, giảm 20% thời gian gián đoạn ngừng máy. Ngoài ra, hệ thống quản lý thông minh sẽ giúp tăng 10% tuổi thọ của máy, giảm từ 5 tới 15% cho tổng chi phí bảo dưỡng sửa chữa và giảm 10 đến 20% lao động.

Tầm quan trọng của quản lý máy móc thông minh trong nhà máy
Trong các nhà xưởng sản xuất theo mô hình tự động hoá thông minh thì thiết bị máy móc được coi là nguồn nhân lực chủ đạo giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Và đương nhiên khi máy móc được quan tâm bảo dưỡng định kỳ và theo dõi sát sao trong khi vận hành thì năng suất sẽ được tối ưu hoá và hiệu quả công việc cải thiện đáng kể.
Quan trọng nhất trong khâu quản lý máy móc đó là hạn chế hư hỏng, tối ưu hóa hiệu suất của các thiết bị. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên kiểm tra khả năng vận hành an toàn của máy móc cho chính những người trực tiếp sử dụng.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng việc quản lý máy móc thông minh là việc làm cần thiết mà các nhà máy, xưởng sản xuất và doanh nghiệp nên ưu tiên hàng đầu. Và cũng cần đầu tư nguồn kinh phí hợp lý cho trang thiết bị máy móc hiện đại và bắt kịp đà phát triển của nền công nghiệp tiên tiến thời đại 4.0.
Lợi ích của nhà máy khi áp dụng giải pháp quản lý máy móc thông minh
Đối với doanh nghiệp áp dụng giải pháp quản lý máy móc thông minh sẽ giúp con người điều hành và nhận định chính xác, kịp thời về tình trạng hoạt động của thiết bị. Từ tiền đề trên sẽ hỗ trợ gia tăng năng suất cùng chất lượng sản phẩm đầu ra cải thiện đáng kể mang lại khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường.
Chỉ khi tự động lập kế hoạch bảo trì định kỳ, đúng quy định, đúng thời gian thì mới có thể đảm bảo máy móc và thiết bị hoạt động xuyên suốt và không bị ngưng thời gian làm chậm trễ tiến độ thi công. Nhờ vậy mà tuổi thọ của thiết bị tốt hơn, bài toán tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng cho nhà xưởng được giải đáp.
Việc số hoá trong lưu trữ dữ liệu sẽ giảm các công việc liên quan đến giấy tờ mà thay vào đó là các file tài liệu hiển thị khoa học, dễ nhìn và tạo thuận lợi cho người dùng. Khi đó, con người sẽ dễ dàng tìm kiếm, trích xuất dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực.
Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý máy móc thông minh trong các nhà xưởng luyện thép nói riêng và trong ngành công nghiệp hiện đại nói chung. Nếu bạn mong muốn quá trình quản lý máy móc được tự động và đạt hiệu quả cao thì việc chọn đúng sản phẩm IPC chất lượng là yếu tố quyết định hàng đầu.

Trên thị trường hiện nay, Công Ty Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng tự hào là đơn vị phân phối đa dạng các dòng máy tính công nghiệp và thiết bị truyền thông đạt tiêu chuẩn chất lượng QLCL ISO 9001: 2015 với giá bán rất hợp lý. Để biết thêm chi tiết và hỗ trợ tư vấn lắp đặt các dòng IPC chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới số hotline: (028) 71 097 868 – 0968 86 41 40.
Pingback: Trí Tuệ Nhân Tạo Và Hệ Thống Chuyên Gia Trong Ngành Thép
Pingback: Sự Phát Triển Của Các ứng Dụng Máy Tính Trong Ngành Công Nghiệp Gang Thép