Tự động hóa xuất hiện từ năm 1947 tại hãng xe Ford với hệ thống thủy lực, các nguyên lý cơ học và một số thiết bị điện. Tuy nhiên, hình thức đó đã quá lạc hậu so với ứng dụng công nghệ thông tin, robot hay mạch điện như tự động hóa của ngày nay. Nhằm giúp doanh nghiệp nắm được các kiến thức cơ bản, IPC247 đưa ra thông tin và giải thích dưới đây.
Tự động hóa là gì?
Tự động hóa là quá trình sử dụng robot hay máy tính, kết hợp với công nghệ thông tin tạo thành một hệ thống. Hệ thống tự động này điều khiển những dây chuyền, thiết bị khác nhau, mục đích thay thế nhân công và tối ưu hóa độ chính xác của sản phẩm.

Để xây dựng hệ thống tự động hóa cần những gì?
Để thực hiện quá trình tự động hóa này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thiết bị dưới đây:
Bộ điều khiển PLC
PLC (Programmable Logic Controller) có thiết kế khép kín, cho phép sử dụng linh hoạt các thuật toán để khởi tạo một quy trình. Phân loại PLC gồm 3 loại, có các ưu nhược điểm như:
PLC cố định
PLC cố định có thiết kế nhỏ, đặc biệt sử dụng cho các hệ thống tự động hóa nhỏ, yêu cầu thấp.
- Ưu điểm: không tốn nhiều diện tích, dễ dàng gắn kết với nhiều thiết bị và chi phí thấp.
- Nhược điểm: Hiệu suất xử lý của CPU thấp và bộ nhớ nhỏ, số lượng input và output là cố định, không linh hoạt, vì vậy chỉ thích hợp với các ứng dụng cơ bản.

PLC module
Đây là loại PLC có từng module cố định cho từng phần cứng, mỗi module được kết nối với nhau thành một hệ thống chung.
- Ưu điểm: Bộ xử lý có hiệu suất cao, số lượng input và output lớn, giảm yêu cầu về cáp và tăng tính linh hoạt khi lắp đặt. Đồng thời, PLC module dễ bảo trì vì mỗi phần cứng được đặt một module riêng biệt, tiện thay thế hoặc sửa chữa mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
- Nhược điểm: Kích thước chiếm nhiều không gian, lắp đặt khó khăn và chi phí cao hơn so với PLC cố định.
PLC phân tán
PLC phân tán là hệ thống cao cấp, mỗi vị trí trong hrrj thống PLC phân tán chứa nhiều module phần cứng được đặt trong một hệ thống gắn kết.
- Ưu điểm: Bộ xử lý hiệu suất cao, có thể xử lý quy trình và nhiệm vụ phức tạp, bộ nhớ chương trình khổng lồ, dễ bảo trì, lắp đặt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không cần trang bị hệ thống điều khiển phân tán (DCS) vì PLC phân tán hoàn toàn có khả năng xử lý toàn bộ nhiệm vụ của DCS
- Nhược điểm: Chi phí cao nên phù hợp hơn cho các hệ thống tự động lớn. Đồng thời không gian lắp đặt, quá trình lắp đặt và kỹ thuật lập trình cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn.
=>> Xem thêm : Những máy tính công nghiệp hiệu suất cao
Giao diện người – máy HMI

Đây là giao diện cho tương tác giữa người dùng và máy móc, tương tự như bàn phím hay màn hình cảm ứng của máy tính văn phòng. Trong công nghiệp, giao diện người – máy đặc trưng qua máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng, bảng điều khiển đa điểm, nút ấn,…
Lợi ích chính của giao diện này là cung cấp thông tin từ xa kịp thời cho người giám sát để thực hiện chỉnh sửa sai sot kịp thời.
Mạng notron nhân tạo ANN
Mạng notron nhân tạo là một hệ thống mô phỏng xử lý thông tin của não bộ sinh vật, bao gồm số lượng lớn mối gắn kết cao cấp. Nhờ đó mạng notron sẽ lưu trữ các kinh nghiệm, tiến hành điều chỉnh và xử lý trong tình huống đã được lập trình sẵn hoặc đã từng xảy ra.
Hệ thống điều khiển phân tán DCS
Đây là hệ thống điều khiển cho dây chuyền sản xuất, quá trình xử lý hoặc thậm chí là cả hệ thống. “Phân tán” mang hàm nghĩa các bộ xử lý không đặt ở một nơi mà phân tán thành các hệ thống con được điều khiển bởi một hoặc nhiều bộ điều khiển.
Nhờ đó, DCS có khả năng xử lý thông tin lớn, mức độ điều khiển cao, cấu hình linh hoạt và tỷ lệ lỗi thấp. Hệ thống thường được ứng dụng trong các khu vực tự động hóa lớn, cao cấp.
=>> Xem thêm : Tự Động Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp

Kết luận
Hệ thống tự động hóa không những nâng cao độ chính xác, chất lượng sản phẩm mà còn giúp giảm chi phí nhân công, tăng lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng để tìm hiểu thêm về tự động hóa cũng như các sản phẩm công nghệ cao nhé!
Pingback: Bộ Nhớ Công Nghiệp Advantech SQFlash SQF-C25V4-240G-ECC
Pingback: Xu Hướng ứng Dụng SCADA Trong Sản Xuất Công Nghiệp