Ngành chế biến cá Việt Nam không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà sản phẩm còn đã có mặt trên 158 quốc gia và vùng lãnh thổ. Song song với đó, yêu cầu về chất lượng, trang thiết bị, máy móc và các tiêu chuẩn công nghiệp cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, công nghệ tự động hóa chế biến cá ra đời, thông tin cụ thể sẽ được IPC247 đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Công nghệ tự động hóa chế biến cá là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tự động hóa là quá trình thay thế sức lao động con người bằng máy móc, được ứng dụng các kỹ thuật máy tính và điện – điện tử. Trong hệ thống này, con người chỉ cần thực hiện giám sát, điều chỉnh và sửa chữa mà vẫn cho ra sản phẩm có độ chính xác cao, mẫu mã đồng nhất.
Trong chế biến cá, tự động hóa đảm nhận các công đoạn lặp đi lặp lại, hoạt động cần lưu trữ thông tin lớn, giám sát, an ninh,… Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ doanh nghiệp tăng lợi nhuận và tạo ra sản phẩm chất lượng hơn. Các ứng dụng công nghệ tự động hóa chế biến cá sẽ được IPC247 đề cập đến trong phần tiếp theo.
Ứng dụng của công nghệ tự động hóa chế biến cá
Các ứng dụng tự động hóa trong công nghệ tự động hóa chế biến cá chủ yếu dựa vào khả năng điều chỉnh và lưu trữ của máy tính công nghiệp, cụ thể như:
Sơ chế, chế biến và đóng gói sản phẩm
Trong quá khứ, sơ chế, chế biến và đóng gói chiếm phần lớn chi phí của doanh nghiệp vì phải sử dụng rất nhiều nhân công. Tuy nhiên, đối với hệ thống tự động hóa, doanh nghiệp chỉ cần chi phí bảo trì, bảo dưỡng, kỹ sư, nhân công giám sát và điều chỉnh. Nhờ đó sẽ giúp giảm phần lớn chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và độ đồng đều, chính xác của sản phẩm.
Kiểm soát và truy xuất
Ứng dụng này giúp kiểm soát số lô hàng, chất lượng và nguồn gốc lượng cá đi vào, đồng thời sàng lọc chất lượng cá đã chế biến của doanh nghiệp. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm như chất lượng đầu vào không tốt, sản phẩm bị hư hỏng, bị đánh giá NG, không đủ tiêu chuẩn bị bán ra thị trường ảnh hưởng tới uy tín.
Điều khiển và báo cáo
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến số lượng lớn đều dễ dàng mắc lỗi nào đó trong khâu sản xuất. Nếu phát hiện và sửa chữa quá muộn, dây chuyền sản xuất có thể phải ngừng lại, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự giám sát của hệ thống tự động hóa, các sai sót sẽ sớm được thông báo đến người giám sát. Do đó có thể nhanh chóng sửa chữa, bảo trì kịp thời, tránh gây thiệt hại đáng tiếc.
Lưu trữ dữ liệu
Hệ thống máy tính công nghiệp trong công nghệ tự động hóa chế biến cá có bộ lưu trữ khổng lồ, lượng lưu trữ này gồm các lệnh đã được nhập sẵn và các tình huống từng xảy ra. Mạng notron nhân tạo sẽ dựa vào các thông tin đó, linh hoạt đưa ra phương hướng xử lý cho từng sự cố xảy ra.
An ninh và giám sát
Hệ thống máy tính công nghiệp kết hợp với camera IP sẽ tạo ra một hệ thống giám sát tiêu chuẩn. Trong đó, màn hình máy tính sẽ hiển thị các hình ảnh giám sát từ camera, giúp dễ theo dõi và nhận biết các hoạt động đang diễn ra.
Vệ sinh nhà máy
Các nhà máy chế biến cá sẽ thường xuyên phải vệ sinh nhà máy để đảm bảo không bị ám mùi, gây khó khăn cho nhân viên và mất vệ sinh. Tuy nhiên chi phí cho nhân công sẽ lớn dần theo quy mô nhà máy, vì vậy thật may mắn khi tự động hóa có thể nhận nhiệm vụ này. Trong đó các thiết bị như máy phun nước, sấy khô, sát trùng,… sẽ được điều khiển bởi máy tính công nghiệp, tiến hành vệ sinh định kỳ.
Kết luận
Công nghệ tự động hóa chế biến cá chắc chắn sẽ trở thành động lực giúp khai thác tối đa hiệu suất của doanh nghiệp. Mặc dù chi phí để tự động hóa toàn bộ nhà máy sản xuất hiện nay vẫn rất cao, doanh nghiệp có thể tự động hóa các dây chuyền nhỏ đòi hỏi nhiều tính chính xác. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng để tìm hiểu rõ hơn nhé!