Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất và sự phát triển của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đóng góp giúp nền kinh tế chung của đất nước phát triển. Việc nghiên cứu chi phí sản xuất sẽ góp phần vào hoạt động kế toán và tổ chức hạch toán kinh tế, phát huy vai trò tổng thể của quản lý sản xuất. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
1. Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là những khoản phí cần thiết liên quan đến hoạt động sản xuất ra các sản phẩm trong một doanh nghiệp. Chi phí sản xuất thường bao gồm: Chi phí thuê nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung.
Biểu hiện của chi phí sản xuất là tiền hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Có nghĩa để xuất ra 1 sản phẩm, doanh nghiệp phải trả tiền thưởng, tiền lương, các khoản trích từ bảo hiểm y tế, an sinh xã hội và phí công đoàn, cùng những khoản khác cho các công nhân sản xuất trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu.
2. Các loại chi phí sản xuất
Hiện nay, người ta phân chia chi phí sản xuất dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Một số cách phân loại phổ biến trong các doanh nghiệp được trình bày dưới đây.
2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế
Chi phí sản xuất khi phân loại dựa trên tính chất kinh tế giúp doanh nghiệp nắm được tỷ trọng, kết cấu của từng loại chi phí cần bỏ ra trong một thời gian nhất định.
Các chi phí này bao gồm:
- Các chi phí cho phân công;
- Chi phí mua nguyên liệu;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí mua dịch vụ bên ngoài và các chi phí khác;
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích
Nếu phân loại theo công dụng và mục đích thì chi phí sản xuất bao gồm:
- Các khoản phí dùng trong nguyên vật liệu;
- Chi phí thuê và trả lương nhân công;
- Các chi phí sản xuất chung như khấu hao tài sản cố định, vật liệu;
- Chi phí dịch vụ bên ngoài;
- Chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khác.
Cách phân loại này giúp các công việc như quản lý chi phí sản xuất theo định mức, tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trở nên dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng biết được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là cơ sở cho việc hoạch định năng lực sản xuất và lập kế hoạch giá thành trong kỳ sản xuất sau.
2.3 Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm trong kỳ
Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm trong kỳ hỗ trợ nhà quản trị tìm được điểm hòa vốn. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các chính sách, quyết định kinh doanh như thay đổi giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh.
Các chi phí sản xuất theo cách phân loại này bao gồm:
- Chi phí khả biến (Biến phí)
- Chi phí bất biến (Định phí)
- Phân loại theo quy trình sản xuất, chế tạo
2.4 Phân loại chi phí theo quy trình sản xuất, chế tạo
Chia chi phí sản xuất thành hai loại:
- Chi phí cơ bản;
- Chi phí chung.
Việc phân ra làm hai chi phí này giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng, lập kế hoạch sản xuất chính xác cũng như đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho từng loại. Những phương pháp được đưa ra sẽ quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.5 Phân loại theo phương pháp tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí
Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng gồm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp;
- Chi phí gián tiếp.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có chính sách phân chia chi phí hợp lý cho các đối tượng thông qua xác định phương pháp kế toán tập hợp.
3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
Một sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý là kết quả của công tác quản lý sản xuất hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng. Vì vậy, khoản phí này không chỉ có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Đối với doanh nghiệp
Nhà quản lý có cách nhìn nhận đúng đắn về tiến độ sản xuất và điều độ sản xuất thông qua chi phí. Khi đã có đánh giá đúng đắn, họ có thể tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với quốc gia
Các cơ quan kinh tế nhà nước có một cái nhìn tổng thể và khách quan về sự phát triển của nền kinh tế đất nước bằng việc quan sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường thông qua chi phí sản xuất. Dựa vào đó, các cơ quan kinh tế, Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
4. Cách tính chi phí sản xuất
Để tính chi phí sản xuất, các doanh nghiệp thường sử dụng công thức dưới đây:
Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình sản xuất
5. Các biện pháp giảm chi phí sản xuất
5.1 Đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại
Việc trang bị máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại sẽ đòi hỏi các công ty phải đầu tư ngay từ đầu. Chuyển đổi số và thay đổi sang thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình sản xuất cũng có thể giúp tăng năng suất và giảm chi phí liên quan đến nhân công, nguyên vật liệu, v.v…
5.2 Tuyển chọn, đào tạo lao động có chuyên môn cao
Để giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao nhằm tối ưu hóa năng suất, tăng hiệu quả công việc và mang lại giá trị kinh tế.
5.3 Cải tiến quy trình sản xuất
Cải tiến quy trình sản xuất theo hướng loại bỏ các thao tác thừa, các công đoạn, quy trình không cần thiết, tiêu tốn nhân lực và nguyên vật liệu để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
5.4 Tối thiểu chi phí đầu vào
Doanh nghiệp cần lựa chọn, xem xét nhà cung cấp nguyên liệu hợp lý, xác định chính xác nguyên liệu nào thực sự cần thiết, tránh lãng phí, mua số lượng lớn để có giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
5.5 Tối thiểu chi phí lưu kho
Doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho bằng cách giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng, từ đó giảm chi phí tồn kho (tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho – vốn lưu động).
5.6 Tối thiểu chi phí quản lý
Thiết kế cấu trúc quản lý sản xuất tinh gọn để giúp giảm chi phí lao động và tiết kiệm thời gian cũng là một cách để các công ty giảm áp lực chi phí sản xuất.
6. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành
Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, có thể phân biệt chi phí sản xuất và giá thành dựa vào các yếu tố dưới đây:
- Về thời gian: Khác với chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất được tính ngay khi doanh nghiệp phát sinh chi phí trong khi giá thành chỉ được tính khi sản phẩm hoàn thành.
- Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất về bản chất là cơ sở để tính giá thành sản xuất, là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khối lượng thành phẩm.
7. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động liên quan đến số lượng thành phẩm, công việc và dịch vụ đã cung cấp.
Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất đều phản ánh chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, nếu chi phí sản xuất liên quan đến chu kỳ vận hành hoặc có thời hạn, giá thành sản phẩm phản ánh một hạn chế đối với kết quả cuối cùng. Vì vậy, chi phí sản xuất có quan hệ mật thiết với giá thành sản phẩm, phản ánh hai mặt của quá trình sản xuất.
Nói cách khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo ra giá thành sản phẩm, và giá thành sản phẩm là thước đo chính xác để đánh giá chi phí sản xuất cần bỏ ra để có một sản phẩm hoàn hảo. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện dưới công thức:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ là một nhiệm vụ kế toán mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Nắm vững và kiểm soát chi phí sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và thành công trong thời gian dài, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và biến đổi không ngừng của thị trường.