Năng lực sản xuất là gì & Cách gia tăng năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất

Nếu không muốn gặp các vấn đề trong việc quản lý sản xuất hay lựa chọn máy móc thiết bị sản xuất, việc tính năng lực sản xuất là một khâu quan trọng của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Năng lực sản xuất ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong thị trường khốc liệt hiện nay. Vậy năng lực sản xuất là gì? Những yếu tố nào quyết định đến năng lực sản xuất? Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất là gì? Cùng IPC247 tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục

1. Năng lực sản xuất là gì?

Năng lực sản xuất (tiếng Anh: productive capacity) được định nghĩa là năng lực và khả năng tạo ra tối đa số lượng sản phẩm với chất lượng đạt chuẩn của một đơn vị sản xuất. Đây là một trong những chìa khóa tạo nên khả năng cạnh tranh với đối thủ cho doanh nghiệp.

nang luc san xuat 2
Năng lực sản xuất là gì

Đây là một chỉ số quan trọng giúp cải tiện throughput time. Số lượng sản phẩm này phải được tạo ra trong một khoảng thời gian giới hạn với những nguồn lực cần có nhất định. Năng lực sản xuất là chỉ tiêu có thể được tính ở một công đoạn, dây chuyền hay là cho một phân xưởng của doanh nghiệp hoặc nó cũng có thể là toàn bộ dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Throughput là gì?

2. Cách tính năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Có một số cách tính khác nhau để xác định năng lực sản xuất của bạn. Việc tính toán và lựa chọn cách tính năng lực sản xuất có thể dựa trên các công thức phổ biến được áp dụng trên toàn thế giới như:

2.1 Đo lường năng lực sản xuất theo cách thủ công

Một trong những cách để làm điều đó là đếm số lượng sản phẩm trải qua toàn bộ quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định khi sản xuất đang hoạt động hết công suất.

nang luc san xuat 1
Đo lường năng lực sản xuất theo cách thủ công

Đặc điểm:

  • Không thể tính toán nếu chưa có lịch sử sản xuất.
  • Đơn giản và có thể không chính xác.
  • Có thể biết được năng lực trong lịch sử, nhưng không đảm bảo năng lực sản xuất trong tương lai cũng sẽ như vậy.
  • Cũng không thể đánh giá năng lực sản xuất bằng phương pháp này nếu quy trình sản xuất một hỗn hợp lớn các loại hàng hóa khác nhau.

2.2 Đo lường năng lực sản xuất dựa trên công suất giờ máy

Trước khi bạn có thể tính toán năng lực sản xuất của một sản phẩm, cần xác định công suất giờ của máy. Mức công suất này đề cập đến số giờ nhân viên có thể vận hành tất cả các máy móc có sẵn trong đơn vị sản xuất của bạn.

Giờ máy móc là khoảng thời gian tiềm năng mà nhân viên có thể làm việc trên một sản phẩm và chúng phụ thuộc vào số lượng máy móc có thể sử dụng và số giờ trong ngày làm việc mà nhân viên có thể sử dụng các máy móc đó.

nang luc san xuat 4
Đo lường năng lực sản xuất dựa trên công suất giờ máy

Công thức tính công suất giờ máy như sau:

Công suất giờ máy = số máy sử dụng được x số giờ nhân viên có thể sử dụng máy

Khi bạn có công suất giờ máy, bạn có thể tính toán năng lực sản xuất cho một sản phẩm. Biết được loại công suất này cho phép bạn hiểu được nhóm của bạn có thể sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm trong một ngày.

Công thức tính toán này liên quan đến công suất giờ máy và thời gian để sản xuất một mặt hàng. Để tìm hiểu thời gian sản xuất một mặt hàng, hãy làm theo công thức này bằng cách sử dụng thông tin từ những ngày sản xuất trước đây:

Số giờ để sản xuất một sản phẩm = số lượng sản phẩm được sản xuất trong một ngày / giờ hoạt động

Sau đó, cách tính năng lực sản xuất có thể áp dụng công thức dưới đây:

Năng lực sản xuất = công suất giờ máy / giờ để sản xuất một sản phẩm

3. Các yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất

Có 3 yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất là nguồn nhân lực (tức con người), cơ sở vật chất và quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.

3.1 Con người

Yếu tố con người được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là số lượng và chất lượng. Nhân lực đóng vai trò quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Theo đó, các đơn vị sản xuất phải có số lượng công nhân viên vừa đủ với một cơ cấu hợp lý và có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc.

nang luc san xuat 5
Con người

3.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất chính là các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, công cụ lao động, công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nếu như nhân lực là điều kiện cần thì cơ sở vật chất là điều kiện đủ để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

nang luc san xuat 6
Cơ sở vật chất

3.3 Quản lý, tổ chức sản xuất

Quản lý, tổ chức sản xuất là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động quản lý, tổ chức tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra sự hài hòa và đồng bộ trong doanh nghiệp.

nang luc san xuat 7
Quản lý, tổ chức sản xuất

4. Vai trò của năng lực sản xuất đối với nhà quản trị

Năng lực sản xuất quan trọng vì nhiều lý do, bao gồm: Đáp ứng nhu cầu thị trường, Tối ưu hoá sản xuất, Phân công nhân sự, Lập kế hoạch và đo lường hiệu suất, cải tiến và nâng cấp sản xuất

4.1 Đáp ứng đúng nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường là những chỉ số quan trọng để quyết định số lượng sản phẩm mà nhân viên của bạn nên sản xuất để bán. Đạt được công suất tương đối ngang bằng với nhu cầu thị trường cho phép bạn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đúng nhu cầu mà không bị chậm trễ.

Vì đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là bạn cũng cần hiểu rõ năng lực sản xuất của nhà máy để bạn có thể thay đổi nếu cần. Ví dụ: Đối với nhu cầu thị trường tăng lên hoặc giảm đi thì bạn cũng cần có những tính toán để đưa ra phương án sản xuất phù hợp.

Bằng việc hiểu rõ năng lực sản xuất của doanh nghiệp với những con số cụ thể, các bạn sẽ dễ dàng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn sự mong đợi. Rút ngắn thời gian sản xuất, cung cấp sản phẩm với nhanh chóng hơn sẽ giúp khách hàng tin tưởng, hài lòng hơn rất nhiều.

nang luc san xuat 8
Đáp ứng đúng nhu cầu thị trường

4.2 Tối ưu hóa sản xuất

Hiểu năng lực sản xuất của bạn cũng có thể giúp bạn tối ưu hóa sản xuất và sử dụng các nguồn lực của mình một cách khôn ngoan hơn. Nếu công suất của bạn cao hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm, thì nhân viên của bạn có thể không còn nhiều việc để làm và thiết bị của bạn có thể không sử dụng thường xuyên.

Đo lường và tính năng lực sản xuất của bạn có thể giúp bạn tránh vượt quá nhu cầu sản phẩm và cho phép bạn tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực và thời gian của nhân viên.

nang luc san xuat 9
Tối ưu hóa sản xuất

4.3 Phân công sản xuất công bằng

Một lý do khác để biết năng lực sản xuất của bạn là để bạn có thể giao nhiệm vụ cho nhân viên một cách công bằng hơn, vì công việc quá nhiều hoặc quá ít đều có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Biết được năng lực của đơn vị cho phép bạn dự đoán chính xác hơn lượng công việc mà mỗi nhân viên có thể làm trong một ngày làm việc.

Vì vậy bạn có thể giao cho họ những trách nhiệm phù hợp trong giới hạn sản xuất của bạn. Nhân viên cũng có thể chuẩn bị cho ngày làm việc của họ dễ dàng hơn nếu họ có sự phân công rõ ràng về công việc của mình. Ngoài ra cũng giúp kiểm soát chi phí làm việc tăng ca của nhân sự.

nang luc san xuat 10
Phân công công việc một cách công bằng

4.4 Cải tiến quy trình và gia tăng nguồn lực sản xuất

Thường xuyên tính toán năng lực sản xuất của bạn và so sánh nó với nhu cầu thị trường cũng có thể giúp bạn biết khi nào cần cải tiến cơ sở sản xuất của mình. Khi năng lực sản xuất thấp hơn nhu cầu thị trường, nhân công cả thấy mệt mỏi khi phải tăng ca thường xuyên, thì đây là cơ hội gia tăng và cải tiến sản xuất.

Bạn có thể gia tăng số lượng thiết bị sản xuất hoặc cân nhắc thay thế những thiết bị sản xuất tự động hoá với công suất cao hơn. Đồng thời, bạn cũng cần gia tăng các nguồn lực sản xuất liên quan khác như: Nguồn nguyên liệu, nhân công và kho bãi nhà xưởng.

nang luc san xuat 11
Cải tiến quy trình sản xuất, gia tăng nguồn lực sản xuất

4.5 Tạo kế hoạch và đo lường hiệu suất

Hiểu năng lực sản xuất cũng có thể đơn giản hóa quá trình lập mục tiêu, kế hoạch cho nhóm sản xuất và nhà máy. Khi bạn biết nhân viên của mình có thể sản xuất bao nhiêu trong một khoảng thời gian nhất định, thì việc đặt ra các mốc thời gian thực tế để khuyến khích nhân viên sản xuất công việc chất lượng cao theo đúng tiến độ sẽ dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi báo cáo với quản lý cấp trên về mức năng suất và tiềm năng của cơ sở của bạn.

Tính toán năng lực sản xuất tại nơi làm việc của bạn cũng có lợi cho quá trình đánh giá nhân viên của bạn vì bạn có thể tạo ra các thước đo tiêu chuẩn cho mức độ công việc mà nhân viên của bạn phải hoàn thành. Vì năng lực xác định số lượng công việc tiềm năng mà nhân viên có thể hoàn thành, bạn có thể sử dụng con số này để kiểm tra xem nhóm của bạn có thường xuyên làm việc ở mức thấp hơn hoặc cao hơn năng lực hay không.

Với thông tin này, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh về đào tạo, lịch trình sản xuất làm việc và nhiệm vụ công việc của họ để tối ưu hóa quy trình làm việc và duy trì năng lực gần nhất có thể.

nang luc san xuat 12
Tạo kế hoạch và đo lường hiệu suất

5. Cách gia tăng năng lực sản xuất

Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra rằng năng lực có thể được tăng lên bằng cách mua thiết bị mới và thuê nhân viên mới.

Tuy nhiên, ở hầu hết mọi công ty sản xuất đều có thể tăng năng lực sản xuất bằng cách sử dụng các nguồn lực hiện có:

  • Lập kế hoạch tốt hơn. Bất cứ khi nào có điều gì đó không diễn ra theo kế hoạch, công việc sẽ dừng lại. Ngay cả một gợn sóng nhỏ cũng có thể có tác động lớn, bất ngờ trên toàn công ty.
  • Cải tiến quy trình kinh doanh. Ví dụ: bắt đầu sử dụng lập kế hoạch ngược để mua nguyên vật liệu và hoàn thành sản xuất đúng lúc, nhằm giảm lượng hàng tồn kho và cải thiện dòng tiền.
  • Sử dụng các phương pháp sản xuất để cải tiến . Ví dụ: sử dụng các nguyên tắc sản xuất tinh gọn để loại bỏ lãng phí, Lý thuyết ràng buộc (TOC) để tìm và cải thiện các khoảng thời gian lãng phí khi thay sản phẩm sản xuất luân phiên.
  • Là một giải pháp khác ngắn hạn hơn, việc tăng năng lực sản xuất để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu đột ngột có thể được thực hiện bằng cách:
    • Thêm ca hoặc cho nhân viên làm thêm giờ. Điều này hoạt động khi công việc được yêu cầu là thủ công hoặc khi máy móc chưa được sử dụng hết công suất.
    • Gia công sản xuất. Điều này có thể được thực hiện khi máy móc của bạn đã hoạt động hết công suất và không thể tăng công suất.

6. Phân loại năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất quy mô lớn (Large-scale production)

Đây là năng lực sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trong quy mô lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của thị trường. Các công ty lớn với dây chuyền sản xuất tự động hoặc quy mô lớn thường có khả năng sản xuất quy mô lớn.

Năng lực sản xuất linh hoạt (Flexible production)

Đây là khả năng của hệ thống sản xuất để thích ứng và điều chỉnh nhanh chóng với sự biến đổi trong nhu cầu của thị trường. Năng lực sản xuất linh hoạt cho phép tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc tùy chỉnh sản phẩm để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Năng lực sản xuất tập trung (Concentrated production)

Loại năng lực sản xuất này tập trung vào việc sản xuất một số lượng hạn chế các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Các công ty tập trung sản xuất chỉ một loại sản phẩm hoặc một số lượng ít các sản phẩm liên quan đến nhau.

Năng lực sản xuất đáp ứng (Responsive production)

Đây là khả năng của hệ thống sản xuất để linh hoạt thay đổi hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng hoặc thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này thường liên quan đến khả năng thay đổi kích thước hoặc phạm vi sản xuất, thời gian giao hàng nhanh chóng và quy trình linh hoạt.

Năng lực sản xuất công nghệ cao (High-tech production)

Loại năng lực sản xuất này tập trung vào việc sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong quá trình sản xuất. Công ty áp dụng các công nghệ mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, robot, IoT (Internet of Things) và máy móc thông minh để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu suất.

Năng lực sản xuất bền vững (Sustainable production)

Đây là khả năng của hệ thống sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường việc sử dụng tài nguyên tái chế và bền vững. Năng lực sản xuất bền vững tập trung vào việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng chất thải và khí thải, và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Một số câu hỏi về năng lực sản xuất tham khảo

1. Cách áp dụng mô hình sản xuất trong tổ chức để tối ưu hóa quy trình và nguồn lực?

Để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nguồn lực, tổ chức cần đánh giá chi tiết quy trình hiện tại và lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, chẳng hạn như Lean Manufacturing. Sự tích hợp công nghệ thông tin, đào tạo liên tục nhân sự, và thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng là những yếu tố chính để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản xuất. Linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng cũng quan trọng để thích ứng với biến động thị trường. Cuối cùng, tạo một môi trường hỗ trợ sự đổi mới là chìa khóa để duy trì sự cạnh tranh và thành công.

2. Cách tích hợp quy trình kiểm soát chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất giúp đảm bảo sự đồng nhất?

Để đảm bảo sự đồng nhất của sản phẩm và cải thiện năng lực sản xuất, tổ chức có thể tích hợp quy trình kiểm soát chất lượng bằng cách xác định tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, và đào tạo nhân sự để thực hiện và duy trì các quy trình này. Sử dụng các phương pháp như Statistical Process Control (SPC) giúp theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất theo thời gian thực, đảm bảo sự đồng nhất và chất lượng ổn định của sản phẩm.

3. Làm thế nào công ty đảm bảo sự đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng cho nhân viên sản xuất?

Công ty đảm bảo sự đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng cho nhân viên sản xuất bằng cách xác định nhu cầu đào tạo, phát triển chương trình chuyên sâu, sử dụng phương pháp học hiện đại như học trực tuyến, và tạo điều kiện để nhân viên áp dụng kỹ năng mới trong môi trường làm việc hàng ngày.

4. Cần áp dụng phương pháp nào để tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu trong quy trình sản xuất?

Để tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu trong quy trình sản xuất, công ty có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tái chế nguyên liệu, và thiết lập các quy trình sản xuất hiệu suất cao để giảm lãng phí và tăng hiệu suất.

Như vậy, năng lực sản xuất không chỉ đơn thuần là về việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ mà còn liên quan đến quá trình quản lý, tối ưu hóa và phát triển chiến lược kinh doanh. Để đạt được sự thành công và bền vững trong thị trường ngày nay, việc hiểu và nâng cao năng lực sản xuất là điều không thể thiếu.