Để doanh nghiệp kiểm soát chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận dễ dàng, giảm thiểu Downtime chính là chìa khóa. Để làm được điều này, cùng tìm hiểu qua bài viết sau để biết thời gian chết trong sản xuất – Downtime là gì? Downtime ảnh hưởng như thế nào đến các nhà máy và doanh nghiệp? Và các biện pháp cải thiên Downtime.
1. Downtime trong sản xuất là gì?
Downtime có một tên gọi khác là thời gian chết trong sản xuất. Downtime được định nghĩa là bất kì khoảng thời gian nào mà nhà máy không được hoạt động, dẫn đến sự sụt giảm sản lượng sản xuất.

Thời gian ngừng hoạt động trong sản xuất được chia thành hai loại khác nhau: có kế hoạch và không có kế hoạch. Các thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch được lên lịch trình sản xuất và dự trù ngân sách trong quá trình vận hành, chẳng hạn như bảo trì theo lịch trình và chuyển đổi sản phẩm.
Thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến do sự cố thiết bị và các vấn đề phát sinh khác như việc thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào; không đảm bảo nhân lực trong nhà máy; một bộ phận của máy móc hoặc thiết bị không có kết nối mạng, hoặc các vấn đề cần bảo dưỡng như thay thế hoặc bảo trì.
2. Nguyên nhân dẫn đến downtime trong sản xuất
Sau khi biết downtime trong sản xuất là gì thì các doanh nghiệp cần biết rõ các nguyên nhân dẫn tới downtime sẽ giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch điều độ sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
2.1 Downtime có kế hoạch
Downtime theo kế hoạch là những trường hợp phải dừng hoạt động của nhà máy vì có một số hoạt động bảo trì, nâng cấp xen giữa vào lịch trình sản xuất. Cụ thể như:
- Bảo trì máy móc: Trong nhà máy sản xuất sẽ quy định những khoảng thời gian chết để thực hiện hoạt động bảo trì, nâng cấp nhằm đảm bảo công suất máy móc được ổn định. Các chương trình bảo trì hàng ngày có thể bao gồm như lau chùi, làm sạch, bôi trơn các bộ phận, thực hiện các điều chỉnh nhỏ để phát hiện và khắc phục sự cố trước khí chúng tích tụ tạo ra vấn đề lớn cho dây chuyền sản xuất.
- Sự thay đổi sản phẩm: Để sản xuất qua một sản phẩm khác, nhà máy phải được thiết kế lại quy trình, máy móc để phù hợp với những yêu cầu của sản phẩm mới. Đây là một ví dụ về khoảng thời gian chết trong sản xuất.
Mặc dù việc downtime có kế hoạch được đưa ra dự báo trước, nhưng việc ảnh hưởng đến chi phí cho doanh thu là không thể thay đổi. Chỉ có thể tối ưu chúng bằng cách đẩy nhanh việc bảo trì máy và thay đổi sản phẩm.

2.2. Downtime không có kế hoạch
Downtime không nằm trong kế hoạch sản xuất là các sự cố xảy ra bất kỳ khi hoạt động sản xuất đang diễn ra, nằm ngoài khả năng dự đoán của nhà máy. Các điểm dừng xảy ra không có sự thông báo và có thể kéo dài bất kỳ khoảng thời gian nào. Thời gian dùng để sữa lỗi luôn là mặt hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sản xuất hàng giờ và được chuyển thành hao hụt doanh thu. Một số sự cố xảy ra như:
- Máy móc, thiết bị hư hỏng: thiết bị có thể bị hư hỏng, kẹt máy, rò rỉ ở các bộ phận như cảm biến, động cơ,… điều này dẫn đến việc hao tốn thời gian cho thay thế hoạc sửa chữa.
- Sự cố mạng: các sự cố internet diễn ra như mất mạng, đứt cáp,… có thể sẽ khiến các thiết bị ngưng hoạt động, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp tự động hóa hiện nay.
- Bảo trì không đầy đủ: hầu hết các vấn đề phát sinh vì máy móc một phần là do quá trình bảo trì không đầy đủ, không được kiểm tra thường xuyên. Dần dần tích tụ từ những sự cố nhỏ tạo thành. Điều này khiến trục trắc của máy móc và thời gian ngừng hoạt động kéo dài không chỉ gia tăng mà còn tạo ra một môi trường không an toàn cho công nhân sàn nhà xưởng.

3. Thiệt hại Downtime gây ra là gì?
Ngừng thời gian hoạt động gây ra rất nhiều thiệt hại cả về chi phí lẫn thời gian cho nhà máy sản xuất. Những thiệt hại cụ thể như sau:
3.1 Chi phí hữu hình
Đây là thiệt hại về vật chất mà downtime gây ra trong quá trình sản xuất, được ghi lại và theo dõi bằng dữ liệu.
- Giảm sản lượng sản xuất: Dừng hoạt động sản xuất rõ ràng sẽ gây ra sự sụt giảm số lượng sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra.
- Công suất tụt giảm: Nếu dừng sản xuất, công suất của nhà máy có thể sẽ giảm xuống dưới mức nhu cầu của thị trường. Điều này rất đáng báo động cho doanh nghiệp.
- Chi phí nhân lực: Trong khi máy móc ngừng hoạt động, các hoạt động của nhân sự vẫn diễn ra bình thường. Vậy nên doanh nghiệp sẽ tốn chi phí nhân công mà không tạo ra sản phẩm.
- Số lượng hàng tồn kho lớn: Để ngừng hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Chi phí cho việc lưu kho sẽ là một bài toán khó khăn cho doanh nghiệp.

3.2 Chi phí vô hình
Đây là những thiệt hại ít cụ thể và rõ ràng hơn do downtime gây ra. Những thiệt hại này liên quan đến mối quan hệ lực lượng lao động có trong nhà máy.
- Giảm khả năng đáp ứng: Việc dừng hoạt động sản xuất vì những sự cố sẽ gây ra sự trì trệ trong sản xuất. Vì không có đủ sản phẩm nên doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Căng thẳng trong công việc: Việc dừng hoạt động gây ra những căng thẳng cho người lao động. Nguyên nhân có thể đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Áp lực từ công việc, từ đối tác khách hàng là những ví dụ gây ra những căng thẳng đó.
Như vậy, có thể thấy rằng downtime gây ra rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ những chi phí phát sinh gây giảm lợi nhuận đến những mối quan hệ trở nên căng thẳng với đối tác. Do đó, doanh nghiệp cần những giải pháp để giảm thiểu downtime trong hoạt động của nhà máy.

4. Các giải pháp loại bỏ Downtime
Để loại bỏ hoàn toàn thời gian chết trong sản xuất là điều không có khả năng, nhưng những giải pháp dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt đi phần nào thời gian chết trong sản xuất.
4.1 Tận dụng công nghệ máy móc và phân tích dự đoán
Sử dụng Học máy và Phân tích dự đoán dựa trên điều kiện thực tế của nhà xưởng. Theo đó nhà máy sẽ được giám sát các điều kiện thực tế để kích hoạt các cảnh báo cần thiết cho nhân viên giám sát.
- Giám sát dựa trên điều kiện: các điều khiển này được giám sát liên tục, phát hiện các lỗi sai và gửi thông báo đến nhân viên giám sát về một sự cố có thể xảy ra.
- Phân tích dự đoán: là một công cụ dùng để đưa ra cảnh báo khi có sự việc thay đổi ảnh hưởng đến quá trình. Cảnh báo tùy thuộc vào điều kiện sàn nhà máy và các dữ liệu kết hợp.
-
Tận dụng công nghệ máy móc và phân tích dự đoán
4.2 Triển khai internet vạn vật
IoT cho phép các cảm biến của nhà máy hoặc các cơ sở kết nối thông minh với các phần mềm quản lý từ xa, cho phép vận hành nhà máy duy trì hoạt động từ một vị trí trung tâm dễ dàng quan sát các trục trặc sắp xảy ra.

4.3 Sử dụng các nền tảng giúp hạn chế Downtime
Ở đây có hệ thống điều khiển MES là một ví dụ, MES là một ứng dụng phục vụ cho một nhà máy thông minh toàn diện. MES là hệ thống trung gian giữa SCADA và hệ thống ERP giúp điều khiển, quản lý, giám sát các công việc trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất.
Hệ thống này ra đời nhằm cải thiện năng suất và giảm nhịp sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, chuyên nghiệp hóa đến từng khâu sản xuất nhỏ nhất,…
