Nâng cao hiệu quả khai thác cảng với các cảm biến thông minh

Khai thác cảng với các cảm biến thông minh

Hiện nay, cùng với xu thế phát triển cảng biển thông minh trên toàn cầu, cảng biển ở Việt Nam ngày càng được khai thác hiệu quả và áp dụng cảm biến thông minh. Nhờ đó giúp tăng hiệu suất làm việc, giảm sức lao động của con người, việc phân loại xếp dỡ hàng hoá được thực hiện nhanh chóng hơn. Cùng tìm hiểu về cảng biển áp dụng cảm biến thông minh ở Việt Nam như thế nào nhé!

Khám phá hệ thống cảng biển ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có tổng số 45 cảng biển đang hoạt động, trong đó có 2 cảng biển cửa ngõ quốc tế, 12 cảng biển đầu mối khu vực, 18 cảng biển tổng hợp địa phương và 13 cảng biển dầu khí ngoài khởi. Cũng theo đó, số bến cảng của hệ thống cảng biển bao gồm 251 bến cảng với chiều dài cầu cảng hơn 88km.

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay được chia thành 6 nhóm cảng biển:

  • Nhóm 1 gồm các cảng biển phía Bắc (từ Quảng Ninh – Ninh Bình).
  • Nhóm 2 gồm các cảng biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa – Hà Tĩnh).
  • Nhóm 3 gồm các cảng biển Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình-Quảng Ngãi).
  • Nhóm 4 cảng biển Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận).
  • Nhóm 5 các cảng biển Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương).
  • Nhóm 6 các cảng biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với hệ thống cảng biển rộng rãi, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của 7 tổ chức và diễn đàn quốc tế về hàng hải. Bao gồm Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế (IALA); Diễn đàn các nhà lãnh đạo cơ quan hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (APHoMSA).

Khai thác cảng với các cảm biến thông minh tại Việt Nam
Khai thác cảng với các cảm biến thông minh tại Việt Nam

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã gia nhập 19 công ước và Nghị định thư về hàng hải của IMO, 1 công ước của Liên hợp quốc và 1 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký hiệp định vận tải biển/hiệp định hàng hải song phương cấp Chính phủ với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ; ký thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận chuyên môn với 32 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với việc trở thành thành viên của những tổ chức trên và những hiệp định được ký kết giúp khẳng định vị thế của nước ta trong cộng đồng hàng hải quốc tế và khu vực. Đó cũng là những điều kiện thuận lợi, động lực để Việt Nam xây dựng, đầu tư phát triển cảng biển thông minh với nhiều ứng dụng cảm biến thông minh.

Cảng biển ứng dụng cảm biến thông minh

Đây là một trong những ứng dụng cảm biến thông minh quan trọng của cảng biển thông minh, giúp quá trình xếp dỡ hàng hoá và điều khiển hoạt động của các phương tiện ở cảng biển được nhanh gọn và chính xác hơn. Sự xuất hiện của IoT – Internet Of Thing bao gồm GPS, thiết bị viễn thông, giám sát từ xa giúp tăng hiệu suất hoạt động của cảng. Đồng thời, việc kiểm soát theo thời gian thực để đưa ra khả năng dự đoán tốt hơn, giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động.

Ngày nay hầu hết các nhà khai thác cảng đều áp dụng cảm biến thông minh cho các thiết bị đầu cuối, để đạt được những hiệu quả bằng cách kiểm soát thời gian thực từ giao hàng đến tải tàu. Qua đó, loại bỏ được thời gian chờ đợi và các container nhàn rỗi.

Khai thác cảng với các cảm biến thông minh
Khai thác cảng với các cảm biến thông minh

Ngoài ra, các xe nâng thông minh ở cảng biển cho phép xe tự phát hiện khi sắp va chạm vật thể, hay những hỏng hóc về động cơ, quá tải, tự động lập báo cáo hư hỏng khi cần thiết. Nhờ đó, xe nâng thông minh sẽ truyền tải mọi thông tin hoạt động, tối ưu hoá hiệu suất hoạt động cũng như độ an toàn.

Ngoài ra, ngày nay tại cảng biển còn ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại như Blockchain dự đoán, cải thiện quá trình chia sẻ thông tin và theo dõi các lô hàng bên cạnh cảm biến thông minh. Đồng thời, việc tối ưu hoá hải trình, quản trị cảng dễ hơn thông qua việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Nhiều cảng biển hiện đại nên thế giới ứng dụng nền tảng internet vạn vật giúp các doanh nghiệp, đơn vị điều hành cảng có thể nhanh chóng xác định thời gian và vị trí thích hợp cho tàu cập bến. Qua đó, có thể gia tăng hiệu quả vận hành, và tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian.

 

Trên đây là những thông tin về vấn đề nâng cao hiệu quả khai thác cảng với cảm biến thông minh. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, cần tư vấn công nghệ, máy móc để phát triển cảng biển thông minh, hãy liên hệ ngay IPC247 – Công ty Phát triển Công nghệ cao Quyết Thắng để được hỗ trợ nhanh nhất – hiệu quả nhất nhé!

Đây là công ty chuyên nhập khẩu, phân phối máy tính thiết bị công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Công ty có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu bao gồm CO (chứng nhận xuất xứ), CQ (chứng nhận chất lượng) và được quản lý theo quy trình QLCL ISO 9001: 2015. Đội ngũ kỹ thuật của IPC247 luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, mọi lúc, mọi nơi.

Tin liên quan:

Hệ thống ERP là gì Hệ thống MES là gì Hệ thống SCADA Industrial Internet of Things là gì Công nghệ IoT là gì Cách lập lịch trình sản xuất Máy tính công nghiệp là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *