Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM là gì

CIM là gì

CIM là một thuật ngữ phổ biến trong sản xuất thời đại công nghệ 4.0, để chỉ việc sử dụng máy móc/thiết bị được điều khiển bằng máy tính và hệ thống tự động hóa sản xuất. Vậy CIM là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. CIM là gì?

CIM – Computer Integrated Manufacturing là một hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, sử dụng máy tính để tự động điều khiển quy trình sản xuất. Việc kết hợp các công đoạn riêng lẻ trong quy trình sản xuất bằng hệ thống CIM giúp thông tin có thể trao đổi và lưu trữ liên tục trong toàn bộ doanh nghiệp.

CIM kết hợp nhiều ứng dụng công nghệ khác nhau như robot công nghiệp, phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế (CAD), máy tính hỗ trợ sản xuất (CAM), lập kế hoạch nguồn lực sản xuất, và giải pháp quản lý doanh nghiệp. Hệ thống này đảm bảo tính đồng bộ trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thông qua một kho dữ liệu chung.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 1
CIM là gì

Ngoài ra, một số cấp độ trong CIM cũng được coi là hệ thống MES (Hệ thống Điều hành và Thực thi Sản xuất). Tuy nhiên, CIM là một khái niệm rộng hơn, bao gồm tất cả các cấp độ trong nhà máy và doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào một số chức năng kiểm soát riêng lẻ.

2. Lịch sử phát triển của hệ thống sản xuất CIM

Ý tưởng về “sản xuất kỹ thuật số” đã xuất hiện vào đầu những năm 1970, khi Tiến sĩ Joseph Harrington đã xuất bản cuốn sách “Computer Integrated Manufacturing – Sản xuất tích hợp máy tính”. Tuy nhiên, cho đến năm 1984, sự phát triển và thúc đẩy của sản xuất tích hợp máy tính đã được các nhà sản xuất máy công cụ, Hiệp hội Máy tính và Hệ thống tự động và Hiệp hội kỹ sư sản xuất (CASA / SME) bắt đầu.

“CIM là sự tích hợp của toàn bộ doanh nghiệp sản xuất bằng việc sử dụng các hệ thống tích hợp và truyền thông dữ liệu cùng với các triết lý quản lý mới để cải thiện hiệu quả của tổ chức và nhân sự.”

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 2
Lịch sử phát triển của hệ thống sản xuất tích hợp CIM

Một nghiên cứu tài liệu đã chỉ ra rằng đã có 37 khái niệm khác nhau về CIM được công bố, chủ yếu từ Đức và Hoa Kỳ. Trong quá trình phát triển của 37 tài liệu này, ta có thể nhận thấy sự tiến hóa của khái niệm CIM theo thời gian. Hơn nữa, ta có thể rõ ràng nhìn thấy khác biệt giữa các khái niệm của từng tài liệu khác nhau.

3. Ứng dụng của hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM

Mô hình CIM đại diện cho mức độ tự động hóa cao nhất của doanh nghiệp sản xuất, tiến dần tới mô hình MES và nhà máy thông minh (Smart Factory) được xây dựng và phát triển. Sau đây là những ứng dụng đáng chú ý của CIM

3.1 Trong việc thiết kế sản phẩm

Thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) – một phần của hệ thống CIM, đóng vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình thiết kế, phân tích và tối ưu hóa bản vẽ. Nhân viên có thể sử dụng các phần mềm thiết kế như Solidworks, Catia, AutoCAD,… để tạo ra hệ thống bản vẽ chi tiết, bản vẽ gia công cho từng thành phần, linh kiện. Sau đó, máy tính sẽ hỗ trợ trong việc chỉnh sửa, phân tích và tối ưu hóa để tạo ra bản thiết kế cuối cùng hoàn thiện nhất.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 3
Ứng dụng của CIM trong việc thiết kế sản phẩm

3.2 Trong việc lập kế hoạch sản xuất

Sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính (CAM) được sử dụng, kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với dây chuyền sản xuất, để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất.

Cụ thể, sau khi bộ phận kho, bộ phận quản lý nhà máy và bộ phận vận chuyển nhận lệnh sản xuất và bản vẽ thiết kế đầy đủ, bao gồm thông tin về thời gian, trình tự gia công và số lượng nguyên vật liệu, hệ thống sản xuất sẽ được hoạt động tự động hoàn toàn. Nguyên vật liệu sẽ được vận chuyển đến nhà máy và được lắp đặt tự động bằng máy móc.

Sau quá trình gia công, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và độ chính xác tự động, sau đó chuyển vào kho thành phẩm. Trong quá trình này, máy tính có thể thu thập, phân tích dữ liệu sản xuất và hiển thị thông tin trực tiếp cho nhà quản lý. Đây là một ví dụ về cách mà CIM hoạt động trong các nhà máy.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 4
Ứng dụng của CIM trong việc lập kế hoạch sản xuất

3.3 Trong việc hỗ trợ phục vụ kinh doanh

Một hệ thống CIM lý tưởng sẽ sử dụng máy tính trong tất cả các chức năng vận hành và xử lý thông tin của công ty, từ hoạt động kinh doanh cho đến hoạt động sản xuất. Bao gồm việc nhập đơn đặt hàng, kế toán chi phí, chấm công nhân viên, thanh toán cho khách hàng, tiếp thị và phân phối sản phẩm,…

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 5
Ứng dụng của CIM trong việc hỗ trợ phục vụ kinh doanh

4. Lợi ích của hệ thống CIM

Tăng năng suất: Tự động hóa nhiều quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp có thể sản xuất nhanh hơn và nhanh chóng cung cấp sản phẩm tới tay khách hàng, đẩy mạnh năng suất sản xuất.

Tăng tính linh hoạt trong sản xuất: Các máy móc, dây chuyền tích hợp hệ thống CIM có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm với các biến thể khác nhau, đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng và đáp ứng các thay đổi trong yêu cầu đặt hàng một cách nhanh chóng và linh hoạt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Hệ thống sản xuất tích hợp CIM phân tích dữ liệu và đưa ra những đề xuất giúp nhà quản lý ra quyết định nhanh chóng, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu thời gian chờ không cần thiết, đảm bảo hiệu quả và tăng cường năng lực cạnh tranh.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 6
Lợi ích của hệ thống CIM giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất

Cải thiện chất lượng sản phẩm: Các thiết bị IoT trong hệ thống CIM giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Chúng phát hiện được các sản phẩm lỗi (NG), phân tích và đánh giá quy trình để tìm ra bước sai và điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra cao nhất và nâng cao lòng tin của khách hàng.

Giảm thiểu lỗi sai: Tự động hóa quá trình sản xuất loại bỏ hoàn toàn các lỗi sai thủ công do con người gây ra (ví dụ như sai thao tác, sai quy trình, sai nguyên liệu,…) từ đó giảm nguy cơ sản phẩm lỗi và nâng cao tính chính xác của quy trình sản xuất.

Tiết kiệm chi phí: Bằng cách sử dụng hệ thống CIM, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân sự, giảm chi phí sản xuất và giảm chi phí tồn kho, từ đó giảm giá thành của sản phẩm cuối cùng và mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 7
CIM giúp tiết kiệm chi phí sản xuất về dài hạn

5. Thách thức trong việc triển khai CIM

Chi phí đầu tư ban đầu cao: Với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, việc đầu tư vào một hệ thống dây chuyền CIM đồng bộ đòi hỏi nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực lớn. Điều này tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp.

Công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng: Một hệ thống hoạt động hoàn toàn bằng máy tính yêu cầu công việc bảo trì, sửa chữa và nâng cấp thường xuyên.

Đào tạo nhân lực: Triển khai CIM đồng thời thay đổi cách làm việc của nhân viên, yêu cầu họ có những kỹ năng và kiến thức để vận hành hệ thống này. Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo nhân lực mới và cải thiện kỹ năng của nhân viên hiện có.

Khó khăn khi tích hợp với các hệ thống có sẵn: Triển khai một hệ thống mới như CIM sẽ đặt ra thách thức trong việc tích hợp các hệ thống khác nhau như máy móc thiết bị, phần mềm quản trị, cơ sở dữ liệu, hệ thống lưu trữ thông tin kho.

he thong san xuat tich hop may tinh cim la gi 8
Khó khăn khi tích hợp với các hệ thống có sẵn

Bảo mật thông tin: CIM sử dụng nhiều thông tin quan trọng về sản phẩm, công nghệ và quy trình sản xuất. Do đó, bảo mật thông tin trở thành một thách thức đối với doanh nghiệp và yêu cầu đầu tư vào các biện pháp bảo mật thích hợp.

Chậm trễ trong quá trình triển khai: Triển khai CIM là quá trình kéo dài và đòi hỏi sự phối hợp và đồng thuận của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, có thể dẫn đến chậm trễ trong việc triển khai và ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp.

6. Thành phần cấu tạo tạo nên 1 CIM hoàn chỉnh

6.1 Kỹ thuật hỗ trợ máy tính

– CAD (thiết kế hỗ trợ máy tính)

– CAE (kỹ thuật hỗ trợ máy tính)

– CAM (sản xuất hỗ trợ máy tính)

– CAPP (lập kế hoạch hỗ trợ máy tính)

– CAQ (đảm bảo chất lượng hỗ trợ máy tính)

– PPC (kế hoạch sản xuất và kiểm soát)

Hệ thống ERP hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

– Thiết bị và thiết bị cần thiết

6.2 Thiết bị

– CNC, Máy tính điều khiển số máy công cụ

– DNC, Máy công cụ điều khiển số trực tiếp

Bộ điều khiển logic khả trình PLC

– Rô bốt

– Máy vi tính:

– Phần mềm

– Bộ điều khiển

– Mạng

– Giao diện màn hình cảm ứng HMI

– Thiết bị giám sát

6.3 Công nghệ

Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS

– Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động ASRS

Xe tự hành AGV

– Robot

– Hệ thống vận chuyển tự động

Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM là một bước tiến vượt bậc trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. CIM cho phép tích hợp các công đoạn sản xuất, từ thiết kế, lập kế hoạch, đến kiểm soát chất lượng và quản lý kho, giúp giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa tài nguyên, mà còn nâng cao độ chính xác và chất lượng sản phẩm. Để tận dụng tối đa CIM, các doanh nghiệp cần đầu tư vào hạ tầng công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực chuyên môn và duy trì sự linh hoạt trong việc áp dụng các cải tiến mới. Nhờ đó, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0.